Gạo Lúa Vàng Việt nguyên liệu làm bánh tráng Việt Nam xuất khẩu tại làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

Gạo Lúa Vàng Việt với đa dạng các dòng sản phẩm, trong đó có dòng gạo nguyên liệu sản xuất bánh tráng Việt Nam xuất khẩu tại làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông Củ Chi  – món ăn dân dã của người Việt đã xuất hiện rộng rãi trên thị trường trong nước & quốc tế. Hãy cùng Lúa Vàng Việt tìm hiểu thêm về quy trình sản xuất từ làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông nhé!

1. Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông ra đời từ khi nào ?

Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km, làng nghề đã tồn tại ước chừng hơn 80 năm. Cho đến hiện tại, không ai biết làng nghề này xuất hiện từ khi nào. Người dân ở đây kể lại rằng từ khi lớn lên đã thấy nhiều người làm bánh tráng, và các lò cứ thế được truyền từ đời này sang đời khác tạo thành một làng nghề truyền thống lâu đời của người dân Củ Chi. 

Bánh tráng từ Phú Hòa Đông đã có mặt tại những bữa cơm dân dã cho tới những bữa tiệc cao cấp. Bánh tráng cũng có thể được dùng để làm nguyên liệu cho các món cuốn như chả giò, ram,… hoặc để ăn trực tiếp cùng các gia vị cũng ngon không kém. 

Nhiều lò sản xuất từ làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông hiện đã chinh phục và có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới, trở thành mặt hàng ưa chuộng tại các thị trường lớn ở quốc tế như: Pháp, Nhật Bản, EU, Châu Âu, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc…

2. Quy trình làm bánh tráng Việt Nam xuất khẩu tại làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông từ gạo Lúa Vàng Việt 

Gạo Lúa Vàng Việt là nguyên liệu chính để làm nên những mẻ bánh tráng thơm ngon., loại bánh theo dân gian được gọi là rất hiền vì sử dụng các nguyên liệu thuần tự nhiên trong sản xuất. Cùng với đó là đôi bàn tay khéo léo của người thợ làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông để cho ra những mẻ bánh ngon và chất lượng.

Hãy cùng Lúa Vàng Việt khám phá các công đoạn sản xuất bánh tráng xuất khẩu tại làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông từ gạo Lúa Vàng Việt  nhé! 

a. Pha bột

Gạo sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng từ nhà máy Lúa Vàng Việt sẽ được công nhân ngâm với nước. Gạo ngậm đủ nước sẽ được xay thành hỗn hợp bột mịn, sau đó để yên cho hỗn hợp nghỉ. tinh bột lắng xuống và thu được tinh bột gạo. 

Thời gian tẻ nước thông thường rơi vào lúc 1 giờ sáng. Sau khi tẻ nước, công nhân sẽ trộn theo tỷ lệ cùng bột mì. Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà quyết định tỷ lệ trộn bột mì và bột gạo chung với nhau. Có bột mì sẽ giúp bánh tráng có độ dẻo dai hơn, thành phẩm ít đứt gãy, bể. 

b. Tráng bánh

Muốn mặt bánh mịn, độ dày đồng đều công nhân phải canh áp suất lò hơi . Khi áp suất lò đủ độ nóng từ 4 – 6kg hơi, công nhân tiến hành tráng bánh đồng loạt. So với cách tráng thủ công, bánh tráng làm bằng máy móc ngoài việc cho năng suất cao, đảm bảo vệ sinh an toàn. Bên cạnh đó, có thể sản xuất được đa dạng chủng loại và kích cỡ theo yêu cầu khách hàng.

Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông có rất nhiều cơ sở sản xuất bánh tráng khác nhau, có lò chuyên loại bánh dùng để cuốn nem, chả, lò thì chuyên tráng bánh mỏng không nhúng nước,.. Đa dạng các loại bánh để đáp ứng được nhu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế, từ đó đưa bánh tráng Việt Nam xuất khẩu được biết đến nhiều hơn.

c. Phơi bánh

Với diện tích rộng cùng trang thiết bị hiện đại, các lò bánh tráng xuất khẩu có thể đạt tới 3 tấn/ngày làm việc. Sau khi bánh tráng và được xếp lên liếp tre, 6h sáng công nhân sẽ mang bánh ra phơi.

Tùy một số xưởng sản xuất mà họ sẽ sử dụng liếp tre hoặc liếp nhựa để phơi bánh. Việc sử dụng liếp tre ở đây giúp bánh có hương thơm nhẹ, tự nhiên.

d. Thu gom và cắt bánh

Sau khi phơi bánh tráng dưới nắng sớm, công nhân sẽ dựa vào độ nắng của thời tiết để thu gom bánh kịp thời. Khi nghe tiếng nổ lách tách từ những liếp tre, bánh sẽ được thu gom và đưa tới công đoạn gỡ bánh. Nếu để quá thời gian sẽ khiến bánh bị giòn, bể. Nếu sản lượng nhiều, công nhân phải chia thành 2 đợt phơi bánh, đợt 1 từ 6 giờ – 8 giờ rưỡi và từ 9 giờ tới 10 giờ rưỡi. Công nhân có thể linh động thời gian phơi, thu bánh tùy theo nhiệt độ của nắng. 

Thu bánh vào công nhân sẽ tiến hành gỡ bánh, việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng dứt khoát. Bánh thu vào tuy đã khô nhưng vẫn còn hơi dính trên liếp tre, nếu gỡ mạnh tay sẽ khiến bánh bị rách. Bánh gỡ xong sẽ được dằn cho thẳng, đưa vào máy cắt theo hình ngay ngắn. Sau khi trải qua 2 lần kiểm tra, bánh thành phẩm được đóng bao bì, đóng thùng và chuẩn bị cho lô xuất khẩu mới. 

3. Gạo Lúa Vàng Việt & Những yếu tố quyết định đến chất lượng của bánh tráng Việt Nam xuất khẩu tại làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

Có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau khi lựa chọn bánh tráng xuất khẩu uy tín, chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Rất nhiều khách hàng không chỉ tìm mua để thưởng thức. Mà còn có thể kinh doanh, cung cấp cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra thế giới. 

  • Có nguồn nguyên liệu tốt: Để làm ra được một chiếc bánh tráng ngon thì quan trọng nhất là việc có nguồn cung cấp nguyên liệu ngon, chất lượng. VD: bột mì, bột gạo làm bánh phải là nguồn bột mì đạt chuẩn cao,  gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn. Lúa Vàng Việt tự tin với gạo ngon đạt chuẩn từ vùng Tây Ninh, cam kết 3 không: không đấu trộn, không dư lượng thuốc BVTV, không chất tạo mùi.
  • Hệ thống máy móc hiện đại: Để từ đó đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm và đáp ứng số lượng lớn.
  • Kinh nghiệm lâu năm: Một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong nghề sẽ biết cách cân đối nguyên vật liệu, sao cho khi chế biến sẽ cho ra lượt bánh ngon với độ dẻo dai vừa phải. Giúp khách hàng thưởng thức được trọn vẹn nhất! Bánh tráng Việt Nam xuất khẩu từ làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông có vị ngon thơm vô đặc trưng riêng. Bánh tráng có độ dẻo dai nhất định, giúp các món nem, chả có độ giòn ở ngoài mà nhân bên trong vẫn mềm ẩm. 
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn công ty sản xuất bánh tráng. Không chỉ cần ngon miệng, mà bánh tráng còn phải được đảm bảo độ an toàn, để khách hàng yên tâm sử dụng mà không bị ảnh hưởng tới sức khoẻ. Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông được biết đến với sản phẩm bánh tráng Việt Nam xuất khẩu đạt các chứng nhận về VSATTP, HACCP,… Đảm bảo nguồn cung bánh tráng an toàn, chất lượng cho khách hàng trong nước cũng như là quốc tế. 

4. Gạo Lúa Vàng Việt nguyên liệu làm bánh tráng Việt Nam xuất khẩu tại làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

Tọa lạc bên vùng nguyên liệu lúa Tây Ninh khoảng 300.000 ha với vị trí thuận lợi  nằm  cạnh  1  nhánh  của  sông  Vàm  Cỏ,  nhà  máy  sở  hữu  lợi  thế  lớn  về logistic, có khả năng vận chuyển lúa tươi kịp thời từ đồng lúa về nhà máy, đảm bảo sấy trữ gạo trong “thời gian vàng”. Từ đó giúp người dân Tây Ninh tiết kiệm được chi phí vận chuyển và thưởng thức gạo quê hương. 

Tại nhà máy gạo Lúa Vàng Việt có rất nhiều loại gạo, đảm bảo đáp ứng đa dạng nhu cầu và sở thích từ gạo dẻo, nở, tơi, xốp, mềm đến nhu cầu tiêu dùng gia đình, gạo nguyên liệu sản xuất, gạo bếp ăn công nghiệp, gạo bếp ăn trường học…. Hãy để gạo ngon Tây Ninh được đồng hành cùng bữa cơm gia đình bạn. 

Bạn có thể tìm thấy Lúa Vàng Việt ở Shopee, Lazada, Tiki hoặc liên hệ Fanpage Lúa Vàng Việt để mua hàng. Nếu bạn cần mua gạo dùng để làm nguyên liệu sản xuất hay bếp ăn hãy nhấc máy gọi ngay đến hotline 0988 414 879 để được tư vấn nhé! 

Bài viết liên quan