Ẩm thực Việt Nam, sự sáng tạo không ngừng đã tạo nên những món sợi truyền thống làm từ hạt gạo, những trải nghiệm ẩm thực độc đáo và phong cách. Hãy cùng Lúa Vàng Việt tìm hiểu về những món ăn sợi gạo Việt Nam đặc sắc.
1. Phở Cuốn – Sự Đổi Mới Của Món Phở Truyền Thống
Phở cuốn là món ăn có nguồn gốc từ phở, xuất hiện đầu tiên ở quán phở ngã tư phố Ngũ Xã, đường Nguyễn Khắc Hiếu, Hà Nội. Quán phở này mở về đêm để phục vụ khách đi xem bóng đá. Vào ngày nọ, có vị khách tới quán để thưởng thức phở đêm thì quán hết nước dùng, chỉ còn ít bánh phở. Và thế chủ quán đã nghĩ ra cách đó là lấy bánh phở tráng mỏng ra, để khô lại sau đó cuộn với thịt, rau thơm và không quên làm thêm bát nước chấm đậm đà hương vị. Người khách sau khi thưởng thức xong, không ngớt lời khen ngợi về sự sáng tạo món ăn đầy thú vị và ấn tượng của chủ quán này. Món phở cuốn đã ra đời.
Kể từ đó, món phở cuốn đã ghi dấu ấn trong lòng người dân Hà Nội và trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc không chỉ người địa phương mà khách du lịch cũng rất yêu thích.
2. Hủ Tiếu Sợi – Sự Hòa Quyện Hương Vị Đặc Sắc
Hủ tiếu là một chế phẩm dạng sợi tương tự như sợi bún, phở được làm từ gạo có nguồn gốc từ người Triều Châu, Trung Quốc. Ở Việt Nam, hủ tiếu phổ biến ở miền Nam hơn ở khu vực miền Bắc. Hủ tiếu phát triển rất mạnh ở miền Nam Việt Nam từ những năm 50, đặc biệt là tại Sài Gòn, rất dễ tìm thấy quán hủ tiếu trên đường phố hoặc xe hủ tiếu đẩy ở đầu hẻm. Có thể nói Hủ tiếu là món ăn đặc trưng tại đây, tương tự như phở ở Hà Nội hay bún bò tại Huế.
Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen.
Hủ tiếu thịnh hành ở Nam Bộ, và có nhiều loại hủ tiếu:
- Hủ tiếu Nam Vang: có 2 loại chính: hủ tiếu khô và hủ tiếu nước
- Hủ tiếu sa tế: có nguồn gốc từ
- Hủ tiếu Mỹ Tho: có thêm tôm, mực, hải sản, ốc, đặc sản của
- Hủ tiếu Trung Hoa: có mùi xì dầu
- Hủ tiếu Sa Đéc: Làm từ bột tươi Sa Đéc, có hương thơm đặc trưng của làng bột gạo Sa Đéc, nơi duy nhất có nguồn nước với độ pH bằng 7 nên sợi hủ tiếu dai, thơm ngon đặc trưng. Các cơ sở sản xuất nổi tiếng: Hủ tiếu Lãnh Nam Sa Đéc, Bà Năm Sa Đéc, Hòa Hưng, Bích Chi,…
- Hủ tiếu gõ: Hủ tiếu bán dạo bình dân, gồm hủ tiếu bò viên, hủ tiếu nạc (thịt heo), giò. Tên gọi bắt nguồn từ những xe đẩy bán hủ tiếu có một bộ dụng cụ gồm hai thanh gỗ hoặc kim loại gõ vào nhau để phát ra âm thanh đặc trưng, dễ nhận biết thay cho tiếng rao.
- Hủ tiếu mực
3. Bánh Canh Sợi – Sự Hòa Quyện Giữa Hạt Gạo và Hương Vị Đậm Đà
Bánh canh có nguồn gốc từ Đông Nam Bộ, sau đó phổ biến khắp Việt Nam. Bánh canh bao gồm nước lèo được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại bánh canh. Sợi bánh canh có thể được làm từ bột gạo, bột mì, bột năng hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Bánh được làm từ bột được cán thành tấm và cắt ra thành sợi bự và ngắn hoặc se tròn thành cọng. Bánh được bỏ vào nồi nước dùng đã hầm vừa đủ độ và đợi cho chín tới. Gia vị cho bánh canh thay đổi tùy theo món bánh canh và theo khẩu vị mỗi vùng. Bánh canh có nhiều cách chế biến với cá đã róc xương, cua/ghẹ, bột lọc, chả cá, tôm/thịt nhưng phổ biến nhất là bánh canh giò heo
4. Miến Gạo – Sự Tinh Tế Của Món Ăn Nhẹ
Miến là loại thực phẩm khô, có đặc điểm rất trong, khi nấu sẽ nở to ra và dẻo dai. Miến rất giàu protein nhưng lại không chứa cholesterol cực kỳ tốt cho sức khỏe con người. Ngày nay miến được sử dụng để chế biến nhiều món ăn từ xào, chiên, gỏi trộn, nấu canh hay làm những tô miến thơm ngon cho gia đình dùng bữa sáng. Đúng như tên gọi, loại miến này làm từ tinh bột gạo. Sợi miến này chiếm 90% chất lượng khô của hạt gạo, chứa hàm lượng amylose làm cho miến có độ dẻo dai nhất đinh. Ngoài ra có chứa khoảng 9.4% protein và các chất khác.
Kết Luận
Những món sợi hạt gạo Việt là những bước tiến độc đáo trong sự phát triển của ẩm thực địa phương. Bằng cách kết hợp truyền thống và sự đổi mới tạo ra những món ăn sợi độc đáo, làm tôn lên vị ngon và hương vị truyền thống