Lúa Vàng Việt cùng công thức bánh truyền thống ba miền

Lúa Vàng Việt là một tín đồ trung thành của các món bánh truyền thống làm từ gạo. Chúng mình đã tổng hợp công thức đơn giản để chế biến 3 loại bánh ngon chuẩn vị. Tham khảo ngay để bếp nhà càng thêm thú vị bạn nhé ! 

1. Bánh dày – bánh truyền thống miền Bắc 

Lúa Vàng Việt đã đặt chân đến thủ đô và thưởng thức qua những món bánh đặc trưng. Nhắc đến bánh truyền thống của miền Bắc không thể thiếu bánh chưng, bánh dày, bánh cuốn,… Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến món bánh dày kẹp chả của người Hà Nội. Hương vị thơm ngon, dẻo mịn của bánh dày kèm theo lát chả mặn mà khiến vị giác bùng nổ, 2 thành phần tưởng chừng như không liên quan lại hợp nhau đến khó tả. 

Công thức 3 món bánh truyền thống

1.1. Lịch sử của bánh dày 

Bánh dày là món bánh truyền thống thường xuất hiện trong các dịp lễ, tết của người Việt. Theo như Lúa Vàng Việt tìm hiểu, bánh dày còn gắn với 1 truyền thuyết của dân tộc. Vào đời Vua Hùng thứ 6, Đức Vua ra lệnh cho các con dâng lễ vật. Người nào khiến Đức Vua ưng ý sẽ được truyền ngôi báu. Khi ấy, người con thứ 18 của Vua tên là Lang Liêu đã được vị thần mách bảo trong giấc mơ. Thần nói: “Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất, lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. 

Tỉnh dậy, Lang Liêu làm theo chỉ dẫn và dâng lên Vua 2 loại bánh là bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh dày thường được dùng để tế trời và thần linh để cầu mong vụ mùa thuận lợi và một năm ấm no. Nhờ 2 món bánh này mà Lang Liêu đã được Vua truyền ngôi. Từ đó mỗi khi tết đến, dân chúng lại làm 2 loại bánh này để dâng lên tổ tiên. Tập tục này đã trở thành nét văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. 

1.2. Lúa Vàng Việt mách bạn công thức làm bánh dày chuẩn vị

Để món bánh dày chuẩn vị nhất, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: 

  • Bột nếp: 300 gram
  • Bột gạo: 30 gram
  • Sữa tươi: 300ml
  • Dầu ăn
  • Lá chuối
  • Giò/chả: 4 khoanh 
  • Gia vị: hạt nêm, muối,…

Các công đoạn tạo ra món bánh dày ngon:

  • Trộn bột: Cho bột gạo, bột nếp cùng hạt nêm, muối và sữa tươi đun ấm vào một cái tô. Sau đó dùng tay nhào hỗn hợp bột hòa quyện vào nhau cho đến khi bột không dính tay thì dừng lại. Để bột nghỉ trong tô khoảng 20 phút, nhớ bảo quản bột bằng màng bọc thực phẩm. 
  • Chia bột thành 8 phần bằng nhau sau đó vo viên tròn. Rửa sạch lá chuối và cắt lá chuối thành những hình vuông có kích thước bằng nhau. Sau đó thoa 1 lớp dầu ăn mỏng lên lá chuối và dàn đều viên bánh lên mặt lá.
  • Hấp bánh: Bật bếp cho nước sôi, thêm vài giọt dầu ăn vào nồi nước rồi cho bánh lên hấp chín. 
  • Thành phẩm: Bánh dày ngon nhất là khi ăn nóng. Hoặc có thể ăn kèm với chả lụa, chả quế sẽ rất ngon. 

1.3. Lưu ý khi làm bánh dày ngon

  • Nếu bạn không thích sữa có thể thay bằng nước lọc
  • Nên thoa dầu ăn vào tay trước khi nhào bột. Thành phẩm sẽ càng dẻo ngon hơn khi bột được nhào mạnh và kỹ càng. 
  • Công thức trên dành cho 8 miếng bánh dày thành phẩm. Bạn có thể gia giảm theo khẩu phần ăn của gia đình mình.

2. Bánh bèo chén – đặc sản miền Trung 

Bánh bèo chén có xuất thân vô cùng cao quý, bắt nguồn từ Cố đô Huế. Món bánh này đã trở thành đặc trưng không thể thiếu mỗi khi nhắc đến miền Trung. Bánh bèo chén luôn được ưa chuộng bởi vị ngọt thanh nhẹ nhàng của bột gạo, bùi bùi của đậu xanh. Ngoài ra, nước chấm chua chua ngọt ngọt là thứ thổi hồn vào món bánh này. Sự kết hợp độc đáo này giúp bánh bèo trở thành món ăn in sâu trong tiềm thức của thực khách. Sau đây, Lúa Vàng Việt sẽ chia sẻ công thức làm bánh bèo chén đơn giản nhưng vẫn tròn vị. 

2.1. Công thức làm bánh bèo ngon cùng Lúa Vàng Việt

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 

  • 130gr bột gạo
  • 130gr bột năng
  • 250gr đậu xanh
  • 100 gram tôm khô
  • 1 lát bánh mì sandwich
  • 10 gram hành lá
  • Tỏi, ớt băm nhuyễn
  • Chanh
  • Gia vị: muối, đường, nước mắm, dầu ăn, dầu điều

Cách làm: 

  • Pha bột làm bánh: Cho lần lượt bột gạo và bột năng vào tô sau đó trộn đều cùng 500ml nước. Sau đó cho thêm 750ml nước sôi vào hỗn hợp trên, khuấy đều tay cho đến lúc bột tan hết và để nghỉ. 
  • Sơ chế các nguyên liệu:

+ Đậu xanh ngâm nước ấm khoảng 2 giờ cho nở, sau đó mang đi hấp rồi xay nhuyễn cùng một ít hạt nêm.

+Bánh mì sandwich cắt hạt lựu nhỏ rồi chiên vàng. Tôm khô ngâm nước cho nở rồi xay nhuyễn. Hành lá bỏ gốc và rửa sạch. Sau đó cắt nhỏ để đầu hành và lá hành ra 2 bát riêng. Tận dụng dầu chiên bánh mì rót vào chén lá hành, đảo đều cho hành chín.

+ Bắc chảo lên bếp, phi thơm đầu hành. Sau đó cho tôm đã xay nhuyễn cùng 1 muỗng dầu điều xào săn lại rồi tắt bếp.

+ Hấp bánh bèo: Bắc nước lên bếp, phết 1 lớp dầu ăn vào chén. Nước sôi, đổ bột vào khoảng ⅔ chén và đậy nắp trong khoảng 10 phút cho bánh chín. Bánh chuyển sang màu trắng đục là đã chín, thực hiện đến khi hết bột. Lần lượt cho tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị lên bánh.

+ Pha nước chấm: Cho tỏi, ớt đã băm nhuyễn vào chén cùng 50ml nước lọc, 2 thìa canh nước mắm, 2 muỗng canh đường và vài giọt chanh rồi khuấy đều. Nêm nếm lại theo khẩu vị.

2.2.  Lưu ý

  • Bạn cần để nước sôi bùng lên hẳn mới bắt đầu hấp bánh bèo. Nếu bạn bỏ bánh bèo vào trước khi nước sôi, nhiệt độ trong nồi sẽ khiến bánh bị sượng, mất hương thơm của bánh.
  • Bạn có thể dùng que tăm, que xiên nhỏ để kiểm tra độ chín của bánh. Nếu que xiên khi rút lên không bị dính bột tức là bánh đã chín, bạn có thể bỏ bánh ra khỏi nồi.
  • Trong quá trình hấp, nước có thể bị đọng lại ở nắp nồi khiến bánh bị rỗ mặt, mất thẩm mỹ. Bạn có thể dùng 1 chiếc khăn phủ lên để nước không nhỏ xuống bánh. 

3. Bánh còng – đặc sản lục tỉnh miền Tây

Bánh còng thu hút thực khách bằng vẻ ngoài vàng ươm đẹp mắt. Bánh có vỏ ngoài giòn xốp trái ngược với độ mềm dẻo, ẩm mịn ở bên trong. Món bánh này có mùi thơm đặc trưng từ bột gạo. béo bùi từ nhân tạo nên thức bánh dân dã mà đầy quyến luyến. 

3.1. Nguyên liệu 

  • 75g bột nếp
  • 50g bột gạo
  • 1 muỗng canh bột năng
  • 1 muỗng canh đường
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1 khoanh đường thốt nốt
  • 100g khoai lang
  • 100ml nước ấm 
  • 1 muỗng cà phê mè rang

3.2. Cách làm bánh còng đơn giản tại nhà

  • Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn sau đó trộn đều cùng bột gạo và bột nếp với 100ml nước ấm. 
  • Chia khối bột ra thành từng viên bột nhỏ vừa ăn. Sau đó cán dẹt bột, dùng cán dao tạo 1 lỗ nhỏ ở chính giữa bánh, nong bánh đều theo sở thích
  • Cho 1 lượng dầu sao cho ngập mặt bánh vào chảo và đun sôi.
  • Cho bánh đã tạo hình vào chiên từng mặt với lửa nhỏ. 2 mặt bánh hơi ngả vàng bật lửa to chiên bánh cho đến khi vàng đều. 
  • Cho khoanh đường thốt nốt lên chảo nấu chảy rồi tắt lửa cho thêm mè rang vào trộn đều. Sau đó lần lượt lấy bánh đã ráo dầu lăn qua 1 lớp đường. 

3.3. Lưu ý

  • Chiên bánh 2 lần giúp bánh không bị hút quá nhiều dầu gây ngán và hạn chế bị đắng bánh do chiên quá lửa.
  • Nhúng đường lúc bánh đã nguội khoảng 70% giúp đường bám đều và đẹp mắt hơn. 

4. Lúa Vàng Việt – sự lựa chọn của mọi nhà

Lúa Vàng Việt cung cấp cho bạn công thức đơn giản của 3 món bánh truyền thống 3 miền. Những công thức trên đã được chúng mình chọn lọc để bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà. Tại Lúa Vàng Việt chuyên cung cấp những loại gạo phù hợp để nấu ăn hằng ngày, bếp ăn công nghiệp và hơn thế nữa. Liên hệ ngay hotline 0988 414 879 hoặc Fanpage Lúa Vàng Việt để được hỗ trợ tư vấn.

Bài viết liên quan